Mục tiêu nghề nghiệp là một phần rất nhỏ trong CV. Nhưng tầm quan trọng của nó lại không hề nhỏ chút nào. Thử hỏi nhà tuyển dụng có thể coi trọng người không có mục tiêu vào làm việc không? Không chỉ thế, mục tiêu công việc sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được vị trí nào tốt nhất với bạn.

Từ đó bạn sẽ phát triển công việc một cách hoàn hảo nhất. Nếu bạn chưa rõ về cách viết mục tiêu nghề nghiệp đốn tim nhà tuyển dụng. Hãy theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn đầy đủ nhất về viết một mục tiêu nghề nghiệp hay nhất.

Vì sao mục tiêu nghề nghiệp trong CV lại quan trọng

Xác định được mục tiêu nghề nghiệp chính là bước đầu của thành công. Nhà tuyển dụng sẽ  lấy đây là tiêu chí để đánh giá bạn. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển được người có nhiệt huyết với công việc. Có hứng thú với công việc tức là bạn sẽ bỏ chất xám để phát triển công việc đó. Những người viết mục tiêu nghề nghiệp hay cẩn thận và có tâm sẽ được nhà tuyển dụng rất coi trọng.


Mục tiêu nghề nghiệp quan trọng như thế nào?

Khi lọt vào vào phỏng vấn cũng vậy, những câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp vẫn sẽ được đề cập đến. Hãy có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước, đề không bị bất ngờ khi được đặt câu hỏi. Trả lời lưu loát, chuyên nghiệp về những mục tiêu công việc của mình. Như vậy bạn sẽ ghi điểm tuyệt đối trước nhà tuyển dụng.

Những lỗi thường mắc phải khi viết mục tiêu nghề nghiệp

Khi bắt đầu viết mục tiêu nghề nghiệp chắc hẳn ai cũng sẽ mắc một số lỗi thường thấy. Đừng coi thường những lỗi nhỏ này. Chúng chính là căn cứ đề nhà tuyển dụng quyết định có đánh giá cao bạn hay không. Hãy cùng theo dõi và khắc phục một số lỗi thường gặp dưới đây:

Viết mục tiêu nghề nghiệp quá dài dòng

Một ngày có hàng ngàn hồ sơ xin việc được gửi về, nhà tuyển dụng sẽ không thể nào đọc hết chúng. Vì vậy một mục tiêu nghề nghiệp quá dài là một điều sai lầm.

Bạn nghĩ rằng viết càng nhiều sẽ càng ấn tượng? Những người chuyên nghiệp sẽ không bao giờ làm vậy. Vừa ngắn gọn vừa súc tích mới là thứ nhà tuyển dụng cần. Bạn cần tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp một cách ngắn gọn nhất nhưng vẫn để lại ấn tượng.

Viết cho mọi vị trí

Nhà tuyển dụng cần một người có kỹ năng chuyên sâu cho một vị trí nhất định. Với mục đích người được tuyển phải dồn hết tâm huyết để phát triển nó. Vậy với một mục tiêu công việc chung chung sẽ gây điểm trừ trong mắt người tuyển dụng.

Họ sẽ đánh giá thấp chuyên môn nghề nghiệp của bạn vì không biết được khả năng làm việc nhất định. Những hồ sơ có mục tiêu chung chung thường bị loại ngay từ đầu.


Lỗi thường gặp khi viết mục tiêu xin việc

Mục tiêu nghề nghiệp không có lợi ích cho công ty

Nhà tuyển dụng tuyển người làm việc đương nhiên là vì lợi ích của công ty. Chả có lý do gì để họ quan tâm đến một mục tiêu nghề nghiệp hoàn toàn không liên quan đến họ.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV cần phải nhấn mạnh bạn có thế mạnh gì để phát triển công việc. Viết ra những kinh nghiệm mang lại lợi ích nhiều nhất cho công ty.

Không đưa ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn

Hãy phân biệt rõ ràng dự định tương lai cho nghề nghiệp trong khoảng thời gian ngắn và dài. Bạn sẽ thể hiện được mình là người chuyên nghiệp có định hướng rõ ràng. Nhà tuyển dụng sẽ rất trân trọng điều đó.

Mục tiêu nghề nghiệp chỉ về bạn

Đừng dại dột đưa những mục tiêu riêng của mình vào CV xin việc. Điều đó sẽ chẳng có ích gì cho bạn thậm chí còn gây ác cảm với người tuyển dụng. Người tuyển dụng họ quan tâm nhất là bạn có ích gì với công ty họ.

Việc đề cập đến mục tiêu cá nhân chỉ làm cho CV của bạn bị loại ngay tức khắc. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn chỉ quan tâm đến bản thân mình mà không quan tâm đến công việc hiện tại.

Cách trả lời câu hỏi khi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp

Nhấn mạnh sự quan tâm, gắn bó dài với công việc

Tâm lý hầu hết của nhà tuyển dụng là muốn tìm một người gắn bó lâu dài với công việc. Vì khi chả ai muốn mất thời gian đào tạo một người để họ rời đi trong thời gian ngắn.

Bạn nên bày tỏ việc mình sẽ dùng kinh nghiệm và chuyên môn để phát triển công việc này trong thời gian dài. Mục tiêu dài hạn sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy để họ thấy rằng, bạn là người duy nhất phù hợp với vị trí công việc này.

Thể hiện ra mình đam mê với công việc

Không ai muốn tuyển một con người đầy kinh nghiệm nhưng thiết đi sự nhiệt huyết cả. Hãy để nhà tuyển dụng thấy được sự năng động, hết mình vì công việc của bạn.

Chuyên môn, kỹ năng chuyên sâu, kinh nghiệm là ba thứ không thể thiếu khi xin việc. Nhưng một điều quan trọng trong mục tiêu nghề nghiệp đó là tinh thần học hỏi. Sẵn sàng đối mặt với khó khăn để đưa công việc phát triển.

Một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng

Mục tiêu nghề nghiệp Marketing

Trở thành một chuyên gia Marketing, một nhà tiếp thị kỹ thuật số tại công ty ABC (công ty bạn đang ứng tuyển), thành thạo về SEO và SEM để tăng lượng truy cập trang web và thúc đẩy tăng trưởng của công ty bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán

Trở thành kế toán trong công ty của bạn, học hỏi chuyên sâu về các công cụ phần mềm kế toán và thuế, sử dụng kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm làm việc thực tế, kỹ năng phân tích để áp dụng tối đa cho công việc.

Mục tiêu nghề nghiệp IT – Lập trình

Có cơ hội được làm việc tại một công ty lớn và uy tín như công ty của bạn, vận dụng tất cả những kiến thức và kinh nghiệm về lập trình vào công việc, mong muốn được sử dụng vốn tiếng Anh, có cơ hội rèn giũa bản thân, nâng cao kiến thức chuyên môn.

Mục tiêu nghề nghiệp Sales – Bán hàng

Làm việc tại vị trí trưởng phòng bán hàng tại công ty của bạn, nơi tôi có thể sử dụng 5 năm kinh nghiệm của mình để phát triển mối quan hệ với khách hàng, quản lý nhân viên bán hàng giúp công ty đạt mục tiêu tăng doanh số cũng như doanh thu bán hàng.

Cổng thông tin Việc làm Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Phòng 105, Nhà F, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Số 18 Phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Tel: 024 3838 6739 Hotline 1: 086.840.69.96
Hotline 2: 083.686.22.88 Fax: 024.38.389.633
Email: vieclam@humg.edu.vn

Copyright © 2017 - 2025: Bản quyền thuộc về Phòng Quan hệ công chúng và Doanh nghiệp, Trường Đại học Mỏ - Địa chất