Một cuộc khảo sát gần đây đã chỉ ra rằng: Chỉ mất khoảng 45s đọc một CV xin việc, Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định giữ lại hay cho CV đó vào thùng rác!

Bao gồm:

45%: Kinh nghiệm trong những công việc liên quan.

35%: Trình độ chuyên môn và kỹ năng.

25%: Dễ đọc.

16%: Thành tích.

14%: Ngữ pháp và chính tả.

9%: Học vấn.

9%: Khao khát thành công.

<Trích số liệu từ cuộc khảo sát những người làm nghề nhân sự do Eric Hilden tổ chức năm 2017 về cách viết CV xin việc>

Vậy làm thế nào để bản CV xin việc của bạn sống sót qua những phút giây “tử thần” đó? Hãy cùng JOBNOW lọt vào “ mắt xanh” của NTD chỉ với 7 lưu ý hết sức đơn giản sau đây nhé!

  • Thông tin cá nhân
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Kinh nghiệm làm việc hoặc Hoạt động ngoại khóa
  • Ký năng
  • Sở thích
  • Người tham khảo

Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách trình bày các nội dung trên một cách rõ ràng, bắt mắt nhất để nhận được tấm vé bước vào vòng phỏng vấn nhé!

Thứ nhất: Thông tin cá nhân.

Bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

  • Họ và tên
  • Ngày sinh
  • Số điện thoại
  • E-mail
  • Địa chỉ liên hệ

Lưu ý: Địa chỉ e-mail không nên quá ấn tượng, tránh việc nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn thiếu chuyên nghiệp.

     Ví dụ: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,…


Thông tin cá nhân trong CV

Thứ 2:  Mục tiêu nghề nghiệp.

  • Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những phần nhà tuyển dụng quan tâm nhất của CV . Đó không đơn thuần là mục tiêu của riêng bạn mà còn phải hướng đến điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm

Vì vậy, bạn nên nghiên cứu thật kỹ công việc của vị trí đang ứng tuyển cũng như nhu cầu tuyển dụng.

  • Mục tiêu nghề nghiệp gồm: mục tiêu dài hạn và ngắn hạn

=> Mục tiêu được lượng hóa rõ ràng, hình dung cụ thể, chi tiết. Mục tiêu mình nên ghi ngắn gọn, tránh rườm rà NTD sẽ không kiên nhẫn đọc hết đâu nhé!

Và đặc biệt, Mục tiêu phải phù hợp với tính chất công việc, Nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những mục tiêu nghề nghiệp táo bạo, thể hiện cá tính mạnh mẽ của ứng viên.

        Ví dụ: “trở thành trưởng phòng nhân sự trong 5 năm tới”,…


Mục tiêu nghề nghiệp trong cv

Thứ 3: Trình độ học vấn .

Trong mục này, các bạn nên để theo thứ tự như sau:

  • Chuyên ngành bạn theo học.
  • Điểm số và thành tích, giải thưởng gần đây bạn đạt được.
  • Chứng chỉ nghề nghiệp: Ở mục này cần ghi những chứng chỉ các bạn đã tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp một phần ở các trung tâm có uy tín.
  • Chứng chỉ về ngoại ngữ như TOEIC, TOEFL, IELTS, …
  • Chứng chỉ về kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, hùng biện,…), kỹ năng tin học,…

=> Cần cụ thể, số hóa tất cả thông tin, tránh các từ chỉ số lượng chung chung như “một vài”, “nhiều”, “một số”,…

 Thứ 4: Kinh nghiệm làm việc.

Một bản mô tả “quá trình làm việc” đầy đủ thông tin, chi tiết và đạt hiệu quả cần thực hiện theo trình tự:

  • Bắt đầu bằng thời gian làm việc, tên vị trí công việc, tên công ty, địa điểm và thời gian bạn làm việc tại đó. Lưu ý: trình bày theo thứ tự công việc từ gần với hiện tại nhất lùi về sau.
  • Mô tả nhiệm vụ, yêu cầu, trách nhiệm công việc tại vị trí đó. Có thể sử dụng những động từ gây ấn tượng như “phát triển”, “tổ chức”, “quản lý”, “vượt qua”,…

Đoạn này nên tập trung nhấn mạnh kỹ năng và thế mạnh bạn đạt được và tất nhiên phải chắc rằng nó sẽ giúp ích cho vị trí bạn đang ứng tuyển.

  • Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, ở phần này bạn có thể mô tả những công việc thực tập, việc làm thêm, các chương trình từ thiện, các dự án khoa học tại trường,…từ đó rút ra những kỹ năng cho bản thân có liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển.

Kinh nghiệm làm việc trong CV

Thứ 5:  Kỹ năng

Bạn Nên sắp xếp theo thứ tự:

  • Kỹ năng chuyên môn
  • Kỹ năng tin học
  • Kỹ năng mềm

=> Những kỹ năng này phải tương thích với công việc trong tương lai của bạn.

>> Xem ngay: Bí quyết viết kỹ năng trong CV để “ăn chắc” trúng tuyển.

Thứ 6: Sở thích

  • Phần này yêu cầu ngắn gọn, tránh chiếm dung lượng các phần khác.
  • Tránh đưa những sở thích một cách “cứng nhắc”, đơn thuần như: “đọc sách, đi du lịch, xem phim,…”  Thay vào đó, có thể chi tiết hóa các hoạt động đó.

        Ví dụ: Làm phim trong câu lạc bộ Điện ảnh của trường Đại học, đi du lịch xuyên Việt bằng xe máy vào mùa hè,…

  • Bạn Nên nhấn mạnh những sở thích liên quan đến công việc sau này.

Thứ 7: Người tham chiếu .

  • Trong mục này, các bạn cần đề tên những người có thể xác nhận các thông tin mình viết trong CV  là chính xác. Những người này có thể là giáo viên, đồng nghiệp cũ, người quản lý cũ…Các bạn hãy điền thông tin chi tiết, chính xác để giúp nhà tuyển dụng có thể liên lạc với người tham khảo dễ dàng nhất. Để chứng tỏ những điều bạn nói bên trên đều là sự thật nhé !
  • Có rất nhiều người thích CV đẹp, màu mè, thiết kế bắt mắt, tuy nhiên có những NTD lại thích sự đơn giản, rõ ràng, bố cục đầy đủ là được. Cho nên lỗi không phải ở bạn khi bạn k làm hài lòng tất cả NTD. Bạn chỉ cần chọn 1 mẫu CV cho riêng mình, làm sao để thể hiện được những nội dung nêu trên và thể hiện đúng nhất vè mình. Như vậy là bạn đã thành công rồi. Đừng áp lực nhé!

Để biết chính xác bản CV của bạn có ấn tượng hay không thì cách nhanh nhất đó là apply ngay vào nhưng công việc mình mong muốn và nghe những đánh giá xác thực nhất từ các chuyên gia tuyển dụng.

Cổng thông tin Việc làm Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Phòng 105, Nhà F, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Số 18 Phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Tel: 024 3838 6739 Hotline 1: 086.840.69.96
Hotline 2: 083.686.22.88 Fax: 024.38.389.633
Email: vieclam@humg.edu.vn

Copyright © 2017 - 2024: Bản quyền thuộc về Phòng Quan hệ công chúng và Doanh nghiệp, Trường Đại học Mỏ - Địa chất